5 bước vệ sinh nệm cao su đơn giản tại nhà – Golden Latex I Ở đâu có giấc ngủ – Ở đó có Golden Latex

5 bước vệ sinh nệm cao su đơn giản tại nhà

Vệ sinh nệm thường xuyên chính là bí quyết kéo dài tuổi thọ cũng như đảm bảo sức khỏe cho người dùng. Đối với nệm cao su cũng không ngoại lệ.

Nhiều gia đình có thói quen giặt nệm như nệm bông ép, nệm foam… và thường đặt ra câu hỏi cách giặt nệm cao su như thế nào? Tuy nhiên đây là tư duy vệ sinh đệm không đúng cách và khiến tuổi thọ của đệm ngày càng thấp đi.

Khi giặt nệm cao su sẽ khiến nệm bị cứng và giảm đi công năng, khả năng đàn hồi kém. Vậy nên khi đệm cao su bị bẩn bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:

Bước 1: Xử lý bằng phương pháp khô trước khi giặt nệm cao su

  • Dọn gọn chăn, gối, gấu bông hay các vật dụng khác trên giường sang một bên
  • Tháo ga và áo nệm và giặt như bằng tay hoặc bằng máy bằng phương pháp thông thường
  • Trước khi vệ sinh nệm cao su, bạn hãy dùng khăn khô để lau hết bụi bẩn trên bề mặt nệm
  • Giặt khăn bằng nước ấm, vắt ráo sau đó tiếp tục lâu nệm
  • Với những nệm có lỗ thông hơi, bạn nên dùng gậy đập để bụi bẩn nằm bên trong có thể bay hết ra ngoài.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh nệm cao su

  • Kiểm tra những vết bẩn, vết ố vàng trên bề mặt nệm và xử lý, có thể pha loãng bột giặt với nước và chà nhẹ lên vết bẩn.
  • Sau khi tẩy sạch các vết bẩn, bạn có thể sử dụng khăn bông hoặc một tấm ga vừa với nệm nhúng vào nước ấm và vắt khô để bắt đầu giặt toàn bộ nệm cao su.
  • Trải tấm ga nệm hoặc khăn đã thấm nước lên nệm. Sau đó lấy gậy đập nhẹ để bụi bẩn dưới nệm bay lên sẽ được hút hết vào chăn ga đã ướt để tránh bụi bay nhiều trong không khí. Có thể thực hiện lại thao tác này vài lần khi thấy bụi bẩn trong nệm cao su đã được làm sạch. 
  • Sau đó dùng khăn bông thấm nước sạch, vắt khô và lau toàn bộ bề mặt nệm cao su để đảm bảo các bụi bẩn còn vương trên nệm sau khi đã được xử lý hoàn toàn. 

Bước 3: Vệ sinh sạch nệm cao su bằng máy hút bụi

  • Sau khi giặt tẩy nệm cao su, để làm sạch hơn các vết bẩn trong kẽ nệm bạn có thể sử dụng máy hút bụi. Bởi khi làm sạch các bụi bẩn nhỏ, vi khuẩn được hút sạch, tránh trường hợp sau khi phơi nệm khô các bụi bẩn tiếp tục “trú ẩn” bên trong nệm. 
  • Sử dụng máy hút bụi có tác dụng lấy đi các chất tẩy có dạng bột, muối vừa sử dụng để tẩy nệm.
  • Đối với những loại nệm cao su có lỗ thông hơi mà máy hút bụi không thể hút tới, bạn có thể lật mặt nệm xuống dưới và dùng gậy đập nhẹ để bụi được bật ra một cách dễ dàng. Sau đó lặp lại việc sử dụng hút bụi để hút sạch các bụi bẩn trên mặt nệm. 

Bước 4: Nhỏ vài giọt tinh dầu thơm để tạo mùi hương trên nệm cao su sau khi giặt

Sau khi vệ sinh nệm cao su, bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu có tính kháng khuẩn như oải hương, bạc hà, chanh sả… lên nệm, vừa khử mùi vừa tạo hương thơm dễ chịu cho nệm.

Bạn nên một lượng nhỏ tinh dầu với nước, cho bình xịt lắc đều và xịt lên đệm để loại bỏ mùi hôi tuyệt đối, cũng như giúp xua đuổi vi khuẩn còn sót lại trong nệm cao su

Bước 5: Phơi khô nệm tự nhiên

Sau khi vệ sinh nệm cao su sạch sẽ, bạn nên phơi nệm ra phơi khô thoáng, có gió (không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời tránh làm hỏng cấu tạo bề mặt nệm). Nên để nệm được phơi khô được phơi khô tự nhiên hoặc có thể sử dụng quạt để phơi khô tự nhiên.

Nệm được phơi khô sẽ chống được ẩm mốc và mùi hôi khó chịu. Bạn có thể kê nệm hoặc các vật dụng giúp nệm cách ngăn với mặt đất, hạn chế tiếp xúc với độ ẩm. Trong điều kiện thời tiết quá nóng, sau khi phơi nệm, bạn nên kiểm tra, trở mặt nệm để tránh nhiệt làm hỏng chất liệu cao su của nệm. 

Kết luận

Như vậy, có rất nhiều lý do khiến bạn phải giặt nệm thường xuyên để tránh những vấn đề gây hại cho sức khỏe của bạn. Trên đây là 5 cách giặt nệm cao su đơn giản tại nhà, hy vọng sau khi đọc xong bài viết này. Bạn có thể tự mình giặt nệm tại nhà theo những cách đơn giản nhất. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *